Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh là gì? Doanh nghiệp báo cáo luồng tiền này theo phương pháp nào?
Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh là gì?
Căn cứ Mục 8 Chuẩn mực kế toán số 24 ban hành kèm theo Quyết định 165/2002/QĐ-BTC quy định thì luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền có liên quan đến các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp, nó cung cấp thông tin cơ bản để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngoài.
Thông tin về các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, khi được sử dụng kết hợp với các thông tin khác, sẽ giúp người sử dụng dự đoán được luồng tiền từ hoạt động kinh doanh trong tương lai.
Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động kinh doanh, gồm:
(1) Tiền thu được từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ;
(2) Tiền thu được từ doanh thu khác (tiền thu bản quyền, phí, hoa hồng và các khoản khác trừ các khoản tiền thu được được xác định là luồng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính);
(3) Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ;
(4) Tiền chi trả cho người lao động về tiền lương, tiền thưởng, trả hộ người lao động về bảo hiểm, trợ cấp…;
(5) Tiền chi trả lãi vay;
(6) Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;
(7) Tiền thu do được hoàn thuế;
( Tiền thu do được bồi thường, được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế;
(9) Tiền chi trả công ty bảo hiểm về phí bảo hiểm, tiền bồi thường và các khoản tiền khác theo hợp đồng bảo hiểm;
(10) Tiền chi trả do bị phạt, bị bồi thường do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng kinh tế.
Lưu ý: Các luồng tiền liên quan đến mua, bán chứng khoán vì mục đích thương mại được phân loại là các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp báo cáo luồng tiền từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp nào?
Theo quy định tại Mục 16 Chuẩn mực kế toán số 24 ban hành kèm Quyết định 165/2002/QĐ-BTC, doanh nghiệp phải báo cáo các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh theo một trong hai phương pháp sau:
(1) Phương pháp trực tiếp: Theo phương pháp này các chỉ tiêu phản ánh các luồng tiền vào và các luồng tiền ra được trình bày trên báo cáo và được xác định theo một trong 2 cách sau đây:
– Phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu và chi theo từng nội dung thu, chi từ các ghi chép kế toán của doanh nghiệp.
– Điều chỉnh doanh thu, giá vốn hàng bán và các khoản mục khác trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho:
+ Các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh;
+ Các khoản mục không phải bằng tiền khác;
+ Các luồng tiền liên quan đến hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
(2) Phương pháp gián tiếp: Các chỉ tiêu về luồng tiền được xác định trên cơ sở lấy tổng lợi nhuận trước thuế và điều chỉnh cho các khoản:
– Các khoản doanh thu, chi phí không phải bằng tiền như khấu hao TSCĐ, dự phòng…
– Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện;
– Tiền đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh (trừ thuế thu nhập và các khoản phải nộp khác sau thuế thu nhập doanh nghiệp);
Ngày 02/4/2025, Cục Thuế đã ban hành Công văn 425/CT-NVT hướng dẫn triển khai quy trình hoàn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tự động. Theo đó, tại Công...
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 24/2024/TT-BTC có quy định như sau: Quy định về sổ kế toán 1. Đơn vị phải mở sổ kế toán để ghi chép, hệ thống và...
Căn cứ phụ lục I Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành phù hợp nhất với hoạt động kinh doanh dạy thêm là mã ngành 8559. Mã ngành này bao gồm các...