Đề xuất quy định về trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế.
Th6 5, 2024 | Uncategorized
Theo Điều 38 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất quy định về trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế cụ thể như sau:
Đề xuất quy định về trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế
Đề xuất biện pháp xử lý vi phạm về chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Điều 39 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cũng đã đề xuất biện pháp xử lý vi phạm về chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, cụ thể:
– Đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội chậm đóng và nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm xã hội chậm đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
– Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
– Áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh theo pháp luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
– Không xem xét trao tặng các danh hiệu thi đua, khen thưởng.
– Người sử dụng lao động hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 27 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) mà không đăng ký hoặc đăng ký không đúng số người phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; hết thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế mà không đăng ký hoặc đăng ký không đúng số người phải tham gia.
– Người sử dụng lao động đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp hơn quy định tại khoản 1 Điều 30 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thấp hơn quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế.
– Người sử dụng lao động không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm xã hội bắt buộc sau 60 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm nhất quy định tại khoản 6 Điều 33 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế.